SBRO cho biết mỗi tháng ngăn chặn khoảng 82 triệu nguy cơ cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Thông báo từ SBRO, công ty sở hữu SBRO Safe Browsing - một phần mềm cài thêm (extension) trên trình duyệt Google Chrome, giúp ngăn chặn và phát hiện các mối đe dọa trên Web - cho biết trung bình mỗi tháng ngăn chặn khoảng 82 triệu mối nguy cơ đối với người dùng Internet tại Việt Nam.
Các mối đe dọa này đến từ những pop-up quảng cáo độc hại, các trang Web giả mạo, các tài khoản Facebook không chính thức của người nổi tiếng, nội dung rác,… có thể khiến người dùng bị lộ thông tin, mất tài khoản, và các nguy cơ tiềm ẩn khác.
|
Một Website giả mạo trang Facebook nhằm lấy cắp tài khoản người dùng |
Khi lướt Web, người sử dụng thường gặp những trang pop-up bất thình lình xuất hiện với nội dung như “Xem ai đã ghé thăm Facebook của bạn” hoặc “Chúc mừng, bạn đã trúng thưởng Iphone” kèm lời kêu gọi “Hãy nhấp vào đây!”. Số ít sẽ tắt quảng cáo, trong khi phần đông sẽ tò mò click vào. Một khi đã click những đường link này, SBRO cho biết, bạn sẽ nằm trong số hàng tỉ nạn nhân của một trong vô số trò lừa đảo qua mạng. Từ việc này, người dùng có thể bị đánh cắp tài khoản Facebook, email, tài khoản ngân hàng,…
Sự mất cảnh giác hoặc không am hiểu khi lướt Web của người dùng như vậy có thể dẫn đến những vụ việc lớn hơn. Như vụ tấn công vào Website Vietnam Airlines, màn hình điều khiển sân bay Nội Bài, hay mới đây là vụ khách hàng Vietcombank mất 200 triệu đồng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo mật khi dùng Internet tại Việt Nam nói riêng và ý thức về các vấn đề an ninh mạng nói chung.
SBRO khuyên người dùng Internet cần có những biện pháp phòng tránh. Gồm: Tuyệt nhiên không cung cấp những thông tin quan trọng như tài khoản, mật khẩu, số thẻ ngân hàng và các thông tin cá nhân khác qua một trang Web lạ hoặc phần mềm chat cá nhân với bất kỳ đối tượng nào; Chặn quảng cáo mà bạn nghi ngờ có chứa thông tin độc hại hoặc những quảng cáo thông báo bạn được tặng những “món quà từ trên trời rơi xuống” vì 99% đó sẽ là những trang lừa đảo; Ghi nhớ kỹ địa chỉ truy cập, email và số điện thoại của ngân hàng hay những dịch vụ mà bạn thường dùng. Khi có email lạ hoặc trang web nào đó xuất hiện yêu cầu bạn điền thông tin tài khoản thì tốt nhất hãy liên hệ với một trong những địa chỉ liên hệ xác thực ở trên và yêu cầu xác nhận; Sử dụng công cụ bảo mật để hạn chế các mối nguy hại.
Việt Nam nằm trong top các quốc gia thường xuyên gặp phải các vấn đề về bảo mật, tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ trở thành nạn nhân của những trò lừa này một cách dễ dàng, công ty chuyên về bảo mật trên Web cho biết. Một khi lướt Web, người dùng nên luôn tỉnh táo và cẩn thận, tự dựng một “tường lửa” bằng trang bị các kiến thức bảo mật vừa đủ, hoặc nếu không thì hãy cài đặt một “tường lửa” đủ mạnh để phát hiện các mối độc hại cho trình duyệt, để tự bảo vệ cho tài sản và thông tin cá nhân trước mọi rủi ro bị đánh cắp.
Theo http://ictnews.vn
Tin mới
- Sử dụng chuyên gia CNTT để làm công tác an toàn thông tin là chưa ổn! - 29/08/2016 07:12
- Cảnh báo virus mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware phát tán qua file “*.docm” - 22/08/2016 07:13
- Làm rõ những vướng mắc trong liên thông xây dựng Chính phủ điện tử - 22/08/2016 02:15
- Giới thiệu Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức - 18/08/2016 10:02
- Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng tăng - 18/08/2016 04:05
Các tin khác
- Công bố kết quả phân tích mã độc tấn công hệ thống thông tin của Vietnam Airlines - 09/08/2016 06:42
- Băng thông Internet Việt Nam chưa theo kịp tốc độ phát triển nội dung - 08/08/2016 03:34
- Google, Yahoo: Hai con đường, hai số phận - 27/07/2016 01:31
- Cảnh báo nguy cơ bảo mật khi xây dựng thành phố thông minh - 22/07/2016 07:21
- 150 doanh nghiệp phô diễn công nghệ tại Việt Nam ICT Com 2016 - 21/07/2016 03:30