Google khẳng định sử dụng Java một cách công bằng nhưng Oracle lại cho rằng hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đã vượt qua giới hạn cho phép.
Kể từ năm 2010, Google và Oracle đã đối đầu nhau trong cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết. Tuần này, Oracle đòi Google bồi thường gần 9 tỷ USD. Trung tâm vụ kiện của Oracle là cáo buộc Google sử dụng bất hợp lý một số phần trong công nghệ Java vào Android mà không trả phí. Google tranh luận họ đang dùng Java một cách công bằng và không thể tính phí những gì thuộc Java mà hãng đưa vào Android.
Dù kết quả của cuộc chiến là gì đi nữa, nó đều gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ: Nếu Oracle thắng, nó sẽ khiến việc phát triển phần mềm trở nên phức tạp hơn về mặt pháp lý.
Căn nguyên của cuộc chiến, Java, là gì? Vì sao Google lại ưu tiên sử dụng Java? Vì sao Oracle “nổi điên” như vậy? Dưới đây là một số câu trả lời.
|
|
Tóm nhanh lịch sử Java
Phụ thuộc vào người nhận câu trả lời mà Java sẽ đứng nhất hay đứng nhì trong danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Amazon, Google, Netflix, PayPal và nhiều hãng công nghệ khác đều viết phần lớn ứng dụng web và phần mềm bằng Java bên cạnh một số ngôn ngữ được ưa chuộng khác như C++.
Java có xuất phát điểm từ Sun Microsystems năm 1991, trong một nhóm do lập trình viên nổi tiếng James Gosling dẫn đầu. Gosling và nhóm của mình phát triển Java dựa trên C++ nhưng hướng đến tương lai. Java so với nhiều ngôn ngữ khác bị đánh giá là chậm hơn nhưng lại ổn định, đáng tin cậy và trên hết là hoạt động trên bất kỳ loại máy tính nào, từ Windows tới Mac và Linux.
Một số lập trình viên có thể “cười” Java vì đặc điểm lừ đừ, lỗi thời, đặc biệt trong kỷ nguyên của ứng dụng web và smartphone nhưng kỳ thực, Java cống hiến rất nhiều cho các doanh nghiệp. Trong bài viết có tiêu đề “What is Code” đăng trên tạp chí Bloomberg Businessweek, tác giả Paul Ford từng nhận định Java không hấp dẫn, bị than phiền nhưng hiệu quả. Ông đánh giá đây là thứ ngôn ngữ dùng để “viết nên những thứ lớn lao cho những nơi quan trọng với các nhóm tuyệt vời”.
Bởi tác dụng thực tiễn đó, luôn có cơ hội cho các lập trình viên hiểu rõ Java. Và ngược lại, rất nhiều lập trình viên chuyên về Java.
Năm 2009, Oracle mua lại Sun Microsystems. Không lâu sau, các vấn đề pháp lý của Google nảy sinh.
Sự trỗi dậy của Android
Năm 2005, Google mua startup Android với giá khoảng 50 triệu USD, đưa toàn bộ công ty về dưới trướng của mình để giúp phát triển hệ điều hành di động mới. Nhóm chạy đua để đưa Android ra thị trường. Để làm điều này, họ xây dựng dựa trên nền nhiều công nghệ miễn phí như Linux và ngôn ngữ Java.
Đối với Google, đây là một mũi tên trúng hai đích: đầu tiên, nhiều lập trình viên đã biết về Java vì thế họ không phải học lại bất cứ điều gì khi viết ứng dụng Android; thứ hai, nhờ sự phổ biến của nó, Java bản thân đã có sự hỗ trợ lớn cho những thứ mà Google cần ở một hệ điều hành mới.
Trong phiên tòa mới nhất, cựu CEO Google và hiện là Chủ tịch Alphabet Eric Schmidt làm chứng rằng công ty cố trả cho Sun khoảng 40 triệu USD để sử dụng Java cho Android.
Bạn không thể đăng ký bản quyền hay sở hữu một ngôn ngữ lập trình nào cả. Vì vậy, Google vẫn đi tiếp với Java trong Android, bắt chước những gì không được Sun cấp phép và làm mọi thứ từ đầu. Theo ông Schmidt, Google không tin rằng mình làm điều gì sai vì rõ ràng code đó miễn phí. Sun có thể bối rối trước việc Android có dùng Java nhưng không có quyền truy đuổi Google.
Cuộc chiến dai dẳng
Về phía Oracle, công ty phản bác rằng Google có quyền dùng ngôn ngữ Java nhưng đã đi quá giới hạn khi dùng một vài phần của ngôn ngữ đó. Vấn đề của Oracle là Google đang sử dụng API của Sun – cho phép các chương trìnhmáy tính giao tiếp với nhau – để tiếp cận một số tính năng Java cao cấp. Oracle cho rằng API này là tài sản sở hữu trí tuệ.
Phần lớn giới công nghệ đều không đồng tình với lý lẽ của Oracle, tức là bạn có thể sử dụng API. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là email của “cha đẻ” Android, Andy Rubin, ám chỉ Google biết mình đang “né” vấn đề bản quyền khi dùng API.
Nếu Google thua Oracle trong cuộc chiến này, nó sẽ tạo hiệu ứng cho toàn ngành: nếu API được dùng để gọi một số phần trong Java là sở hữu trí tuệ và không phải là đối tượng để sử dụng như lý lẽ của Google, nó sẽ làm thế giới phần mềm trở nên rối ren.
Du Lam (Tổng hợp) - http://ictnews.vn
Tin mới
- 150 doanh nghiệp phô diễn công nghệ tại Việt Nam ICT Com 2016 - 21/07/2016 03:30
- 4 năm nữa, IoT sẽ thay đổi thế giới ra sao? - 15/07/2016 07:52
- Công nghệ mạng mới Li-Fi sẽ cho Wi-Fi "hít khói" - 03/06/2016 10:11
- Đà Nẵng: Ba dự án CNTT xuất sắc sắp ra mắt tại Startup Fair 2016 - 27/05/2016 04:06
- Dự đoán về tương lai của ngành lập trình - 18/05/2016 07:06
Các tin khác
- Google, Facebook trả tiền cho hacker như thế nào? - 12/05/2016 03:53
- Virus mã hóa dữ liệu tống tiền lây lan nhanh qua Skype tại Việt Nam - 05/05/2016 04:17
- Bkav: Cần cảnh giác với website khai báo thông tin Facebook giả mạo - 29/04/2016 07:01
- Giải mã về 3 loại lập trình web: Front-End vs Back-End vs Full Stack - 19/04/2016 02:01
- VNCERT cảnh báo hình thức lây nhiễm mới của virus mã hóa dữ liệu - 10/03/2016 03:51